Peridot
`Với màu sắc lục phớt vàng đặc trưng (màu oliu), dễ dàng biết ngay là peridot. Đây là một đá quý hết sức đặc biệt, có trong các đá tạo ra từ núi lửa và trong cả thiên thạch rơi xuống trái đất. Một số đá peridot từ bên ngoài trái đất đã được mài giác thành đá quý. Ngày nay peridot được khai thác nhiều ở khu bảo tồn San Carlos thuộc bang Arizona, Mỹ.
Lịch sử và truyền thuyết:
Ngày xưa, người ta đã khai thác petridot trên đảo Zeberget thuộc Ai Cập cổ đại. Hòn đảo này tràn ngập các loài rắn độc làm cho việc thai thác peridot trở thành một nghề hết sức nguy hiểm. Cuối cùng một Pharaon đã xua được lũ rắn ra biển, bảo đảm được sự cung cấp đá quý.
Người La Mã gọi peridot là “emerald hoàng hôn” vì màu lục của chúng không tối vào ban đêm và vẫn thấy được dưới ánh đèn.
Peridot đến được Châu Âu có lẽ là do các chiến binh viễn chinh mang về, chúng được dùng để trang trí các nhà thờ cổ. Hai trăm carat đá peridot được dùng để trang trí Lăng mộ Ba vua ở nhà thờ Cologne, Đức.
Người ta cho rằng peridot giúp tăng thêm sức mạnh cho bất kỳ loại thuốc nào.
Mặc dù ở Hawaii, peridot được coi là báu vật vì người dân ví chúng là nước mắt của nữ thần Pele, nhưng hầu hết peridot bày bán ở Hawaii ngày nay đều từ Arizona.
Peridot là đá mừng sinh nhật trong tháng tám ở Mỹ.
Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến:
Peridot là một dạng đá quý của khoáng vật olivine. Vì nguyên tố sắt tạo màu lại là một thành phần trong cấu trúc của đá nên peridot chỉ có tông màu lục, từ lục hơi vàng nhạt đến màu lục của vỏ chai 7-up. Thông thường thị trường thích màu lục tươi ít sắc vàng và không có tí ánh nâu nào.
Đá peridot cỡ nhỏ thì nhiều nhưng cỡ lớn chất lượng cao thì khó tìm. Đá thường được mài giác hình ovan, tuy nhiên cũng có những dạng khác nhưng thường nhỏ.
Nguồn gốc:
Ngày nay, phần lớn peridot được khai thác ở khu bảo tồn San Carlos, bang Arizona Mỹ, và một lượng lớn ở Trung Quốc. Peridot đẹp, cỡ lớn được tìm thấy ở Myanmar. Năm 1994, một mỏ peridot cỡ lớn và đẹp được phát hiện ở độ cao hơn 4500 m so với mực nước biển tại vùng phía tây dãy núi Hi Mã Lạp Sơn, lãnh thổ Kashmir thuộc Pakistan.
Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp:
Chưa thấy bất kỳ xử lý nào trên peridot.
Bảo quản và làm sạch:
Peridot cứng 6,5 trên thang Mohs, nghĩa là cứng hơn kim loại nhưng mềm hơn nhiều đá quý khác. Cất giữ nữ trang peridot cẩn thận, tránh cọ sát và làm rơi.
Rửa peridot với xà phòng trong nước ấm: dùng bàn chải chà phía sau viên đá là nơi tích tụ nhiều chất dơ. Không nên rửa peridot bằng máy siêu âm.