CHĂM SÓC BẢO QUẢN VÀ LÀM SẠCH KIM CƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BẢO QUẢN VÀ LÀM SẠCH KIM CƯƠNG


Người tiêu dùng biết đến kim cương từ slogan – khẩu hiệu “Kim cương là vĩnh cữu”. Với một số cách quan tâm chăm sóc, bảo quản đá thì điều này là tương đối đúng. Kiểu cắt Asscher đã phổ biến từ nhiều thập kỷ trước và hiện nay nó lại trở thành một kiểu cắt rất phổ biến. Viên đá này có chất lượng đặc biệt là màu D và cấp độ sạch là VVS2.

“Kim cương là vĩnh cữu” là một trong những slogan quảng cáo nổi tiếng nhất thế giới. Nó có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó đề cập đến sự hấp dẫn vượt thời gian của kim cương. Nói đến vẻ đẹp huyền bí của kim cương. Và nó cũng đề cập đến độ bền của kim cương. Kết quả của quá trình hình thành kim cương tạo nên độ bền đáng kinh ngạc của nó.

Độ bền là khả năng mà viên đá có thể chịu được sự mài mòn, nhiệt và hóa chất. Độ bền bao gồm ba đặc tính: độ cứng, độ dai và độ ổn định. Hardness – độ cứng có nghĩa là đá quý có khả năng chống trầy xước và mài mòn tốt như thế nào. Toughness – độ dai mô tả mức độ tốt của một viên đá chống lại sự nứt mẻ và ngấn dập. Stability – sự ổn định có nghĩa là kim cương chống lại hóa chất và các thay đổi nhiệt độ tốt như thế nào.

HARDNESS – ĐỘ CỨNG

Độ cứng của đá quý và khoáng vật được đo theo thang Mohs. Thang đo bắt nguồn từ năm 1812 khi nhà khoáng vật học người Đức tên là Friedrich Mohs chọn mười khoáng vật và gán các trị số cho chúng, dựa trên mức độ dễ dàng hoặc khó khăn tương đối mà nó có thể bị trầy xước bởi khoáng vật khác. Nhưng thang đo Mohs dễ gây nhầm lẫn. Các khoảng cách mức độ cứng thực chất giữa các khoáng vật không cách đều nhau. Ví dụ, kim cương chỉ cách một cấp độ cứng, nhưng nó cứng hơn nhiều lần so với đá quý trong họ corundum. Chỉ có kim cương mới có thể làm trầy xước kim cương.

Có vài điều mà theo thang đo Mohs không hiển thị. Điều quan trọng không kém đối với ngành công nghiệp kim cương cần lưu ý, đó là kim cương cũng có thể làm trầy xước, mài mòn bất kỳ kim loại quý nào được sử dụng làm ổ chấu bao quanh nó. Điều đó có nghĩa là một viên kim cương khi được gắn trong ổ chấu của nó có thể sẽ lỏng dần, mòn chấu dần theo thời gian.


Kim cương được đánh giá cao nhất trên thang độ cứng Mohs, ở vị trí thứ 10.

TOUGHNESS – ĐỘ DAI

Bất kỳ viên đá nào, bao gồm cả kim cương, cũng sẽ bị vỡ nếu nó bị tác động đủ mạnh vào đúng chỗ. Độ dai là thước đo mức độ của một viên đá có thể vượt qua sau khi bị một tác động nào đó và khả năng chống lại sự nứt vỡ, ngần mẻ hoặc rạn nứt.

Kim cương dai, chắc hơn theo các hướng mà các nguyên tử được liên kết chặt chẽ với nhau và nó ít dai, chắc hơn khi chúng không liên kết chặt chẽ với nhau.


Kiểu cắt có góc hoặc chóp nhọn thường được đặt trong các chấu để bảo vệ các góc khỏi bị sứt mẻ. Kim cương thuộc sở hữu của Ambar Diamonds.

Các hướng yếu nhất là những nơi mà các nguyên tử cách xa nhau nhất. Nó dễ dàng bị phá vỡ hơn theo các hướng đó, được gọi là hướng cát khai (hướng phân tách). Người thợ cắt đá có thể tách một viên kim cương bằng cách đập mạnh vào hướng cát khai này. Nhưng ngay cả sau khi kim cương đã được cắt mài thì một cú đánh mạnh vẫn có thể tách vỡ kim cương. Điều này có thể xảy ra trong quá trình gắn đá lên ổ chấu hoặc ngay cả khi nó đang được bạn đeo.

STABILITY – TÍNH BỀN VỮNG

Tính bền vững là một thuật ngữ mô tả mức độ ổn định của một viên kim cương chống lại sự thay đổi nhiệt độ và hóa chất. Kim cương rất bền vững. Chúng bất khả xâm phạm đối với hầu như tất cả các acid, trong điều kiện thường. Quá trình cắt mài tạo ra lượng nhiệt lớn, nhưng kim cương thường vẫn nguyên vẹn, không bị tổn hại. Các tình huống đe dọa đến sự bền vững của kim cương là những tình huống liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và rất lớn. Những thay đổi đó có thể gây sốc nhiệt và tạo ra các vết rạn và nứt mới hoặc khiến cho những vết rạn nứt hiện có lan rộng hơn.

Kim cương sẽ cháy ở khoảng 1.562°F (850°C). Hỏa hoạn, cháy nhà và ngọn lửa đèn khò của thợ kim hoàn có thể đạt đến nhiệt độ đó. Trong quá trình sửa chữa trang sức, thợ kim hoàn có tay nghề có thể sử dụng một số phương pháp nhất định để bảo vệ viên kim cương khỏi nhiệt độ cao của ngọn lửa đèn khò.

 

Một vụ cháy nhà đã gây ra vẻ ngoài màu trắng đục cho viên kim cương này (trái). Viên đá được cắt mài lại để loại bỏ vùng bị đốt cháy, làm giảm kích thước kim cương, nhưng không để lại dấu hiệu nào cho thấy nó đã từng bị hư tổn (phải).

Làm Sạch

Kim cương có thể được làm sạch một cách an toàn với vải không xơ vải, dung dịch làm sạch trang sức thông thường và chất tẩy rửa gia dụng.

Phương pháp làm sạch chuyên dụng không được khuyến khích sử dụng tại nhà. Chúng bao gồm các chất tẩy rửa gia dụng dạng bột, máy rung siêu âm và máy làm sạch bằng hơi nước.


Máy rung siêu âm và máy làm sạch bằng hơi nước có thể làm lỏng chấu, viên đá có nguy cơ rơi khỏi ổ chấu giữ chúng. Các chuyên gia trang sức kiểm tra cẩn thận món trang sức xem viên đá có bị lỏng chấu  hay không, trước khi sử dụng các thiết bị này.


 

VÀI ĐIỀU VỀ SỰ PHÁT HUỲNH QUANG

Sự phát huỳnh quang là ánh sáng được nhìn thấy từ một số viên kim cương phát ra khi chúng tiếp xúc với tia cực tím không nhìn thấy được bằng mắt thường (UV). Trên Giấy phân cấp kim cương của GIA, sự phát quang đề cập đến độ mạnh hoặc cường độ phản ứng của kim cương với tia UV sóng dài, một thành phần thiết yếu của ánh sáng ban ngày. Ánh sáng phát ra kéo dài chừng nào viên kim cương còn tiếp xúc với nguồn tia cực tím.


Những viên đá này được đặt trong 2 môi trường khác nhau: đèn cực tím (bên trên) cho thấy mức độ phát quang từ không đến rất mạnh và ánh sáng thông thường (bên dưới).

Sự phát huỳnh quang có phổ biến không?

Có. Trong số những viên kim cương được gửi cho GIA trong những thập kỷ qua, khoảng 25% đến 35% cho thấy có sự phát huỳnh quang ở nhiều mức độ. Tuy nhiên, chỉ có 10% trong số đó cho thấy các phát quang mạnh có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoại của kim cương (các phát quang mạnh được ghi nhận trên các báo cáo trong phòng thí nghiệm bao gồm các mức độ vừa, mạnh hoặc rất mạnh). Trong hơn 95% kim cương có sự phát huỳnh quang, màu sắc phát quang được nhìn thấy là màu xanh lam. Trong những trường hợp hiếm hoi, phản ứng phát quang này có màu vàng, trắng hoặc màu khác.

Sự phát huỳnh quang có tác động gì đến vẻ bề ngoài của kim cương?

Các nghiên cứu của GIA cho thấy, đối với đại đa số kim cương, sự phát huỳnh quang mạnh không có ảnh hưởng nhiều đến về bề ngoại của kim cương. Trong nhiều trường hợp, người ta lại thích thấy sự phát huỳnh quang mức độ vừa đến mạnh trên kim cương. Trong một số ít trường hợp, một số viên kim cương có phát quang cực mạnh có thể bị thấy lù mù giống sương mờ hoặc dầu nhờn; ít hơn 0,2% kim cương phát huỳnh quang được gửi đến phòng giám định GIA có hiệu ứng này.

Sự phát huỳnh quang có làm mất tính toàn vẹn cấu trúc của kim cương?

Không. Một viên kim cương có sự phát quang vẫn có tính toàn vẹn giống như một viên kim cương không có phản ứng phát quang dưới tia cực tím. Các sự thay thế và/hoặc dịch chuyển siêu nhỏ trong cấu trúc kim cương có thể gây ra cũng như ngăn chặn sự phát huỳnh quang. Không có điều gì trong cả hai trường hợp này có thể làm yếu hoặc tác động xấu cho kim cương.