Tính đến những năm đầu của thế kỷ 21 thì alexandrite nhân tạo có độ tinh khiết cao thường tăng trưởng bởi quy trình Czochralski không phải là mới. Những khoáng vật như thế thường không gây ra mối bận tâm thật sự đối với các chuyên viên đá quý, do họ thường nghi ngờ ngay tức khắc khi bắt gặp bất kỳ viên đá màu nào gần như không có chứa tạp chất. Alexandrite nhân tạo tăng trưởng nóng chảy có thể phân biệt với đá thiên nhiên bằng phân tích phổ hồng ngoại biến hình Fourier – FTIR (Stockton và Kane, 1988).
Hình 1: Những bọt khí méo mó thỉnh thoảng có trong alexandrite nhân tạo tăng trưởng bằng phương nóng chảy Czochralski có thể có hình dạng của các tinh thể âm có độ nổi cao. Những bao thể như thế này khá dễ gây nhầm lẫn. Ảnh chụp hiển vi bởi J. I. Koivula; phóng đại 25 lần.
Tuy nhiên cũng như các khoáng quý khác, những mẫu bất thường này thỉnh thoảng cũng có xuất hiện. Một số alexandrite nhân tạo chứa các “bọt khí” hình dạng kỳ quặc (hình 1), những quan sát ban đầu có thể thấy vẻ ngoài của chúng rất giống với tinh thể âm thấy trong alexandrite thiên nhiên (Mayerson và Kondo, 2005). Trong khi alexandrite nhân tạo mài giác thường hầu như không có tạp chất thì các viên cabochon thường chứa ít nhất một vài bọt khí dễ nhìn thấy, điều đó thật hữu dụng trong việc xác định. Tuy nhiên nếu chỉ thấy một vài “tinh thể âm” có độ nổi cao là bao thể duy nhất hiện diện trong đá thì phải hết sức cẩn thận để chắc chắn rằng chúng không phải là bọt khí méo mó thấy trong một số viên nhân tạo theo phương pháp Czochralski-pulled. (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Nathan Renfro, John I. Koivula, Wuyi Wang và Gary Roskin trong phần Synthetic Gem Materials in the 2000s, quyển G&G, Winter 2010)