Năm 1743, Vua Louis XV của Pháp được phong hàm hiệp sĩ và nhận được Huân Chương Hiệp sĩ, ông cũng là người trị vì nước Pháp đầu tiên nhận được tước hiệu này kể từ khi nó được đặt ra trong triều đại Burgundy vào những năm đầu của thế kỷ thứ 3. Năm 1749, Jacqumin, thợ kim hoàn hoàng gia đã làm chiếc huy hiệu hiệp sĩ cho nhà vua. Nó được gắn phối hợp giữa 3 viên đá quý hiếm có: viên kim cương French Blue 69 ct; viên kim cương màu xanh sáng nặng 32,62 ct – sau này được gọi tên là Bazu và viên Côte de Bretagne nặng 107 ct là một tượng khắc hình con rồng bằng đá spinel. Món trang sức kiệt tác theo phong cách cầu kỳ rococo của Pháp đã bị đánh cắp và bị tháo rời ra khi cuộc chiến tranh xảy ra năm 1792; chỉ có tượng khắc bằng spinel là còn được giữ nguyên vẹn và hiện tại nó được trưng bày ở Bảo tàng Louvre. Từ đó về sau đã có rất nhiều sử gia cố gắn phục chế bản vẽ huy hiệu này (theo B. Morel, Trang sức hoàng gia Pháp, Fonds Mercator, Antwerp, 1988; H. Tillander, Kim cương cắt mài trong lịch sử trang sức: 1381 – 1910, Art Books Intl. Ltd., London, 1995). Gần đây, cộng tác viên của tạp chí này đã phục dựng Huân chương hiệp sĩ này theo đúng bản vẽ vào năm 2008 (xem hình 15 trong báo cáo của Farges và những người khác, “Viên kim cương French Blue và viên Hope: Những tư liệu mới được khám phá từ máy thăm dò độ sâu”, Spring 2009 G&G trang 2 – 17) cũng như bản vẽ nguyên thủy của viên kim cương này được phát hiện vào những năm 1980 tại Switzerland – Thụy Sĩ. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng kết hợp những kỹ thuật từ thời của Jacqumin, tác giả món trang sức, cùng với ứng dụng kỹ thuật “giả định thông minh” sử dụng công nghệ 3D để thiết kế và cả việc phân tích các yếu tố lịch sử (ví dụ như phân tích về kim cương gắn trên đó). Điều này chưa từng được các nhà nghiên cứu trước kia nghĩ đến hoặc không đủ thiết bị để thực hiện.
Hình 4: Hình ảnh phục chế Huân Chương Hiệp Sĩ (~16 x 5 cm) có một viên CZ gắn thay thế viên French Blue từng được gắn trên huy hiệu này, ngoài ra còn có 100 viên CZ sơn màu vàng ở mặt đáy và một tượng bằng thủy tinh thay cho tượng Côte de Bretagne bằng spinel. Ảnh chụp bởi F. Farges.
Bản sao cho hai viên kim cương xanh được làm bằng đá CZ nhân tạo. Tượng hình rồng Côte de Bretagne được khắc từ thủy tinh chì sử dụng mô hình sáp dựa trên bản thảo gốc bằng công nghệ 3D. Au và Mn đã được dùng làm chất tạo màu cho thủy tinh để có được màu của spinel. Hơn 500 viên kim cương còn lại trên huy hiệu được thế bằng đá CZ cắt hình nệm kiểu cổ điển. Các viên đá màu đỏ và vàng gắn trên các hoạ tiết ngọn lửa rồng phun và huy hiệu được thay bằng đá CZ không màu sau đó sơn màu ở phía sau các viên đá, theo phương pháp mà Jacqumin sử dụng ban đầu.
Do huy hiệu này rất phù hợp để được làm bằng vàng mạ bạc và theo đúng tục lệ làm trang sức hoàng gia Pháp tại thời điểm đó (kim cương gắn trên vàng được xem là thiếu mỹ thuật đối với một thợ kim hoàn hoàng gia Pháp) nên nhóm tác giả quyết định thực hiện các ổ chấu theo ý tưởng ban đầu là sử dụng bạc gần như nguyên chất. Kim loại này cũng được dùng trang trí những đường nét uyển chuyển như cánh và đuôi rồng. Một vài phần của các khung chấu được mạ vàng để tạo nét tao nhã cho sự kết hợp giữa vàng và bạc, điều này tương đồng với nguyên bản và tất cả các viên đá được gắn lên ổ chấu cũng sử dụng những kỹ thuật từ thế kỷ thứ 18. Sau 3 năm làm việc, bản sao Huân Chương Hiệp Sĩ phục dựng (hình 4) đã chính thức công bố vào ngày 30 tháng 6 năm 2010, tại nơi mà bản gốc bị đánh cắp năm 1792: nguyên trước đây là ngân khố hoàng gia, nay là Hôtel de la Marine on Place de la Concorde ở Paris. Sự kiện này đã được quay làm phim tài liệu về viên kim cương French Blue với phần phụ đề tiếng Anh có tên là “Bí mật về viên kim cương Hope” và sẽ được phát trên kênh National Geographic của Mỹ vào năm 2011. (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Herbert Horovitz, Geneva, Switzerland và François Farges (farges@mnhn.fr), Muséum National d’Histoire Naturelle, Paris, Pháp trong Gem News International, quyển G&G Winter 2010)