Hình 4: Trong chiếc nhẫn này có 13 vòng màu đỏ là kim cương đen và 30 viên đá màu đen khác là moissanite nhân tạo, một trong số đó có bao thể silic kết tinh (vòng màu xanh). Ảnh chụp bởi Li Haibo.
Sau khi loại trang sức với hai màu đen trắng trở thành mốt trong cuối thập niên 1990 thì nhu cầu về kim cương đen sớm vượt mức cung. Vì thế nhiều viên kim cương đen xử lý và đá nhái kim cương đen được tung ra thị trường. Vào tháng 2 năm 2009 phòng giám định GAAJ-Zenhokyo ở Nhật Bản đã đưa ra khuyến cáo về loại đá moissanite nhân tạo màu đen trộn lẫn với kim cương đen trên các món nữ trang (theo H. Kitawaki, “Cảnh báo từ phòng giám định về loại moissanite nhân tạo màu đen” công bố vào tháng 2 năm 2009, www.gaaj-zenhokyo.co.jp/researchroon/kanbetu/2009/2009_01_02_01en.html).
Mới đây 21 mẫu trang sức kim cương đen và trắng được đưa đến phòng giám định bởi một khách hàng duy nhất, khách yêu cầu cấp giấy chứng nhận cho chúng. Qua kiểm tra tất cả các viên đá bằng bút thử ngọc học cơ bản, phổ FTIR và phổ Raman. Những kỹ thuật này cho thấy 10 trong số những mẫu trang sức trên có lẫn đá moissanite nhân tạo màu đen – 229 trong số 1.690 mẫu màu đen được kiểm tra (xem hình 4).
Quan sát các viên kim cương đen thật dưới kính hiển vi bằng đèn huỳnh quang sợi quang học cho thấy các bao thể graphite hình kim màu đen rải rác khắp viên đá. Trong khi đó các viên moissanite nhân tạo màu đen thì chắn sáng dưới cả ánh sáng cường độ mạnh và chúng còn có bề mặt xù xì, các cạnh mặt giác không sắc nét và nhiều chỗ hỏng tăng trưởng (lỗ hổng, vi ống rỗng) điều đó rất khác với kim cương (Zhang Beili, Hệ Tinh Thể Ngọc Học, Nhà xuất bản tài liệu đá quý, Bắc Kinh, 2006). Một điều thú vị là hơn 20 trong số 229 moissanite nhân tạo màu đen được xác định có các bao thể lên đến bề mặt dạng bất thường với ánh bạc trong ánh sáng phản chiếu (hình 5).
Hình 5: 5 bao thể silic kết tinh (những vùng có ánh bạc) được nhìn thấy trên mặt bàn của moissanite nhân tạo màu đen. Ảnh chụp hiển vi bởi Lihaibo; phóng đại 50 lần.
Phổ Raman của những bao thể này xác định chúng là silic kết tinh. Theo chúng tôi biết những bao thể silic trong moissanite nhân tạo màu đen trộn lẫn với trang sức kim cương đen trước đây chưa được ghi nhận. Họ cho rằng những moissanite nhân tạo màu đen này không tăng trưởng bằng phương pháp cô đặc mầm kết tinh được sử dụng để tạo ra moissanite nhân tạo gần không màu điển hình sử dụng làm trang sức. Ở đó SiC bốc hơi và sau đó cô đặc mà không trải qua giai đoạn hóa lỏng (K. Nassau và nhóm tác giả, “Moissanite nhân tạo: Đá thay thế kim cương mới”, Winter 1997 G&G, trang 260 – 275). Bao thể silic chưa được ghi nhận trong tăng trưởng moissanite nhân tạo bằng phương pháp cô đọng mầm kết tinh nhưng chúng được biết là có trong moissanite tăng trưởng nhân tạo bằng kỹ thuật hóa hơi vật lý (PVT) ở Trung Quốc (xem Zhi-Zhan Chen và nhóm tác giả, “Tăng trưởng đơn tinh thể 6H–SiC kích cỡ lớn”, Tạp chí khoáng vô cơ, Vol. 17, No. 4, 2002, trang 685 – 690). Vì thế moissanite nhân tạo màu đen trong nghiên cứu này có thể tăng trưởng bằng kỹ thuật PVT. (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Li Haibo (lhb@ngtc.gov.cn), Lu Taijin, Shen Meidong và Zhang Jun, phòng giám định đá quý, Trung tâm nghiên cứu đá quý quốc gia, Bắc Kinh, Trung Quốc, trong Gem News International, G&G Winter 2009)