Hình 14: Trong thập niên vừa qua, General Electric đã tạo ra cẩm thạch nhân tạo chất lượng rất cao, như được minh họa bởi 2 viên cabochon này (5,20 và 6,73 ct). Ảnh chụp bởi Robert Weldon.
Việc sản xuất cẩm thạch “hoàng đế” nhân tạo có độ trong cao, lục đậm có lẽ là một trong những bước phát triển thú vị và hấp dẫn nhất trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Mặc dù việc nhân tạo cẩm thạch được thực nghiệm bởi General Electric trong suốt hơn 20 năm (Nassau và Shigley, 1987), nhưng mãi đến thập niên đầu thế kỷ 21 này mới có một sản phẩm thành công thật sự (Moses, 2002). Như những gì nhìn thấy trong hình 14, chất lượng của viên đá nhân tạo này có thể sánh với chất lượng của viên cẩm thạch màu lục thiên nhiên đẹp nhất. Hầu hết viên đá có rất ít đốm màu trắng và màu lục đậm, toàn viên đá có màu lục rất đẹp. Chỉ một viên cabochon là có chứa một bao thể – một vân màu đen hình dạng vô định và cũng không xác định được thành phần (hình 15). Một số ít mẫu có đặc điểm ngọc học trùng khớp với cẩm thạch thiên nhiên về màu sắc và độ trong.
Hình 15: Bao thể duy nhất thấy trong 2 viên cẩm thạch nhân tạo GE dạng cabochon là đốm đậm màu hình dạng bất định và không xác định được thành phần. Ảnh chụp hiển vi bởi J. I. Koivula; phóng đại 20 lần.
Có sự khác biệt dễ thấy trong vùng hồng ngoại – IR (theo Cao và nhóm nghiên cứu, 2008). Do phân tích phổ hồng ngoại biến hình Fourier – FTIR là một phương pháp kỹ thuật cơ bản được dùng để kiểm tra cẩm thạch có tẩm polymer, nên vẫn còn nhiều nghi vấn rằng liệu có viên nào trong số các viên cẩm thạch cabochon nhân tạo sẽ không được phát hiện tại các phòng giám định nếu khi việc nhân tạo này được sản xuất và phân phối vì mục đích thương mại (nhưng theo chúng tôi được biết rất chắc chắn rằng những trường hợp này chưa từng xảy ra). (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Nathan Renfro, John I. Koivula, Wuyi Wang và Gary Roskin trong phần Synthetic Gem Materials in the 2000s, quyển G&G, Winter 2010)