Thủy tinh nhân tạo là loại đá rất phổ biến dùng để nhái các đá khác, nó thường được nhận biết bởi sự hiện diện các bọt khí tròn. Tuy nhiên khi thủy tinh hóa mờ, nó có thể chứa các tinh thể kết tinh tự nhiên, do đó nhiều ngưới sẽ bị bối rối trong việc nhận biết chúng, ngoại trừ hầu hết các chuyên gia đá quý có kinh nghiệm. quá trình hóa mờ thường xảy ra trong thủy tinh ngả màu, loại này thường chứa các nguyên tố thêm vào để làm tăng khả năng phát triển tinh thể. Những tinh thể này là nhân đặc trưng trong các bọt khí hoặc là những mảnh nhỏ ngoại lai trong thủy tinh (theo J. I. Koivula, “Những thuật ngữ về quan hệ giữa các bao thể trong từ điển bằng hình ảnh dành cho các chuyên gia giám định ngày nay: Phần 27”, tạp chí Canadian Gemmologist, Vol. 17, No.2, 1996, trang 40).
Mới đây, phòng giám định ở Carbad có kiểm tra một mẫu bất thường thuộc trường hợp trên. Những đặc điểm ngọc học cơ bản (chiết suất RI ~1,52 và tỷ trọng SG ~2,55) phù hợp với thủy tinh nhân tạo. Mẫu này cho thấy ba đới màu riêng biệt gồm: đới màu xanh phớt lục, lục và một đới gần như không màu. Đới không màu này cắt xuyên vào vùng màu lục và chứa nhiều khối tinh thể tự hình đẹp màu lục vài tinh thể có lõi bên trong màu lục bão hòa mạnh (hình 10). Phân tích Raman xác định các tinh thể này là diopside. Do những tinh thể diopside nhân tạo màu lục này chỉ hiện diện trong vùng không màu, chúng có mặt với vai trò là một “chất tạo màu thống trị” chi phối thủy tinh màu lục ban đầu, biểu hiện là tạo nên những phần không màu trong mẫu vật. Phân tích phát quang tia X phân tán năng lượng trên chủ thể xác nhận sự hiện diện crôm (chromium), đây có thể là chất tạo màu cho cả phần màu lục trong thủy tinh lẫn tinh thể diopside nhân tạo.
Hình 10: Tinh thể diopside nhân tạo nằm trên dãy không màu bị kéo giãn ra từ các wollastonite nhân tạo trong một mẫu thủy tinh nhân tạo. Phóng đại 70 lần. Ảnh của Nathan Renfro.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của những tinh thể không màu bị kéo giãn ra, chúng được xác định là wollastonite (khoáng vật hệ ba nghiêng thuộc nhóm pyroxenoid: CaSiO3) bằng phân tích Raman. Sự hiện diện những khoáng vật này là sản phẩm đầu tiên trong quá trình hóa mờ của thủy tinh, tiếp theo là những tinh thể diopside nhân tạo, chúng thường được phấn bố dọc theo chiều dài của tinh thể wollastonite nhân tạo (xem lại hình 10). Sự phân bố không theo qui luật dọc theo các tinh thểwollastonite nhân tạo này có vẻ phù hợp là vị trí mầm cho diopside nhân tạo.
Trong khi wollastonite nhân tạo trước đây đã từng được ghi nhận là có trong thủy tinh nhân tạo (theo H. A. Hänni và nhóm tác giả, “Thủy tinh nhân tạo nhái chalcedony màu xanh”, tạp chí Journal of Gemmology, Vol. 27, no. 5, 2001, trang 275 – 285), nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy diopside nhân tạo hình thành trong quá trình hóa mờ thủy tinh. (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Nathan Renfro và John Koivula, trong Lab Notes, G&G Summer 2010)