Việc thử nghiệm và ứng dụng laser bị lỗi đơi khi được nhìn thấy trên khoáng quý nhân tạo đặc biệt. Như trường hợp của 2 loại khoáng vật được ghi nhận trong những năm 2000.
Hình 3: Một lượng đáng kể Nb và Sr được phát hiện trong viên đá apatite nhân tạo có hiệu ứng đổi màu thú vị, nặng 3,03 ct. Dưới kính phóng đại (phải) thấy được đặc điểm bọt khí kéo dài, chứng thực nguồn gốc nhân tạo của khoáng này. Ảnh bên trái được chụp bởi Robert Weldon; ảnh chụp hiển vi bên phải của J. I. Koivula, phóng đại 30 lần.
Một viên apatite nhân tạo (hình 3) đổi màu từ hồng tím dưới đèn nóng sáng sang màu xanh phớt tím dưới ánh sáng huỳnh quang được McClure ghi nhận vào năm 2001. Hầu hết các đặc điểm ngọc học phù hợp với apatite tự nhiên nhưng có một điểm đáng nghi ngờ là một dãy phổ hấp thu bất thường (xem dưới phổ kế để bàn), nó khác với khoáng tự nhiên. Phân tích EDXRF cho thấy apatite nhân tạo chứa một lượng neodymium – Nb đáng kể và một lượng nhỏ strontium – Sr. Phóng đại cho thấy tăng trưởng dạng chữ V và các bọt khí kéo dài, những đặc điểm đó cho thấy rõ là nó có nguồn gốc nhân tạo (hình 3, bên phải). Apatite nhân tạo là một trường hợp bất thường trong thế giới đá quý, trước đây nó được ghi nhận là do ứng dụng công nghệ laser (Koivula và nhóm nghiên cứu, 1992).
Một dạng bất thường khác được ghi nhận trong những năm đầu của thế kỷ 21 là sự tăng trưởng được tinh thể topaz nhân tạo nặng đến 20 g (100 ct) (Lu và Balitsky, 2001). Điều này có thể gây ấn tượng cho đọc giả khi gặp phải nhiều viên topaz thiên nhiên kích cỡ lớn đặc biệt bất thường. Lý do về việc tạo ra đá nhân tạo này được công bố là để hiểu hơn về sự hình thành tinh thể, hình thái học và nguyên nhân tạo màu trong topaz pecmatitic thiên nhiên. Khoáng vật này được tăng trưởng nhiệt dịch dùng thạch anh và topaz thiên nhiên nghiền nát và hòa tan trong chất lỏng chứa flouride ngậm nước. Các tinh thể màu xám nhạt đến không màu được tạo ra từ sự tăng trưởng trên tấm phôi mầm topaz thiên nhiên treo trong dung dịch dưỡng chất. Nhiều thử nghiệm sau đó được thực hiện để làm đổi màu của các tinh thể đang tăng trưởng. Trường hợp này cũng giống với topaz thiên nhiên xử lý màu, màu nâu phớt đỏ được tạo ra bằng cách chiếu xạ ion hóa (Balitsky và những người khác, 2004) và màu xanh được tạo ra bằng chiếu xạ electron năng lượng cao và sau đó là xử lý nhiệt (Lu và Balitsky, 2001). Các đặc tính ngọc học và phổ Raman và FTIR đều nằm trong khoảng giới hạn của khoáng thiên nhiên. Phân tích hóa bằng EDXRF cho thấy có sự hiện diện của germanium, niken và sắt. (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Nathan Renfro, John I. Koivula, Wuyi Wang và Gary Roskin trong phần Synthetic Gem Materials in the 2000s, quyển G&G, Winter 2010)