Hình 3: Các hố cạn, đào trong đất phù sa là nguồn khoáng andersine tại mỏ Zha Lin (trái). Hình bên phải là vị trí của một hố kiểm tra ngẫu nhiên gần Zha Lin, nơi nhóm nghiên cứu tìm thấy andersine. Ảnh chụp bởi B. M. Laurs.
Vào cuối tháng 9 năm 2010, một nhóm nghiên cứu quốc tế khảo sát về andesine hiện diện ở vùng Tây Tạng, họ đang nổ lực tìm ra sự thật về nguồn gốc của loại khoáng này, trước đây loại andesine màu đỏ này được cho là có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu này được sáng lập bởi AA và được điều hành bởi người thợ mỏ tên Li Tong và vợ anh ta, cô Lou Li Ping. Ngoài ra còn có các thành viên như Richrd Hughes (Sino Resources Mining Corp., Hong Kong), Flavie Isatelle (chuyện viên đá quý người Pháp), Christina Iu (m. P. gem Corp., Kofu, Nhật Bản), Thanong Leelawatanasuk (Gem & Jewellery Institute of Thailand, bangkok), Young sze Man (Jewellery News Asia, Hong kong) và người đồng sáng lập BML. Nhóm nghiên cứu này đến từ các vùng khác nhau như: Quảng Châu, Trung Quốc, Lhasa, Tây Tạng sau đó họ đi về hướng Tây khoảng 7 tiếng (350 km) để đến Shigatse, thành phố lớn thứ hai của Tây Tạng. Khu vực mỏ khoáng andesine nằm cách Shigatse khoảng 1,5 giờ đi xe. Dọc những con đường mới được mở rộng trong phạm vi 1 – 3 km đã ghi nhận có tất cả 3 mỏ andesine Tây Tạng nằm ở các địa phương như Bainang, Zha Lin và Yu Lin Gu (xem tọa độ GBS trong bảng 1).
Bảng 1: Vị trí hiện diện khoáng andersine Tây Tạng trong báo cáo này
Mỏ andesine Bainang, được xem như là mỏ andesine quan trọng nhất của Tây Tạng, nhóm nghiên cứu cũng đã được một lần đến đây vào năm 2008 (xem trong Gem News International, Winter 2008, trang 369 – 371; và bài viết của A. Abduriyim, “Những đặc điểm của loại khoáng andesine màu đỏ từ vùng núi cao Himalaya, Tây Tạng”, Journal of Gemmology, Vol. 31, No. 5 – 8, 2009, trang 283 – 298). Mỏ này nằm cách ~ 2,2 km về phía Tây Nam của làng Nai Sa, nơi mà nhóm nghiên cứu đã thấy có khoảng ~10 kg khoáng được người dân địa phương khai thác và lưu trữ hơn 3 năm trước đó. Nhóm nghiên cứu được cho biết rằng hầu hết các mỏ ở Bainang đều được kiểm soát từ 2005 – 2008 và được điều hành bởi Li Tong. Thật không may là nhóm nghiên cứu không được phép vào tham quan mỏ bởi sự ngăn cản của các tu sĩ địa phương đầy quyền lực, mặc dù họ được sự cho phép chính thức từ chính phủ Trung Quốc và có cả cảnh sát hộ tống.
Hình 4: Tại Yu Lin Gu, andersine được tìm thấy trên bề mặt của nón phóng vật. Ảnh chụp bởi B. M. Laurs.
Mỏ Zha Lin nằm kế bên làng Zha Lin. Theo nguồn tin đã đưa thì mỏ này được khai thác bởi người dân địa phương từ năm 2006 – 2008 bằng các công cụ cầm tay đơn giản và có khoảng 2 tấn khoáng andersine đã được khai thác tại đây. Nhóm nghiên cứu đã nhìn thấy một loạt các hố cạn trong khu vực mỏ nhưng không có dấu hiệu cho thấy rằng các hố này mới được đào trong thời gian gần đây. Mỏ này nằm trong vùng đất phù sa màu xám vừa, nằm bên dưới lớp vật chất phù sa này gồm chủ yếu là đá phiến sét và đá bùn, đôi khi còn có mạch thạch anh đi kèm. Nhóm nghiên cứu đã đào 02 hố nhỏ (nơi sâu nhất ~ 0,7 – 1,2 m) và đã tìm thấy được một số mẫu đá andersine và các mẫu này được phát hiện ở cùng độ sâu trong cả hai hố. Nhóm nghiên cứu tiếp tục đào thêm 03 hố ở các vị trí ngẫu nhiên khác nữa trong khu vực đất phù sa (dưới các bụi cây gai) nằm cách khu vực khai khoáng khoảng 30 – 50 m, nơi không thấy sự lộ thiên của khoáng andersine hay dấu hiệu của sự đào bới trước đó (hình 3, phải). Các hố này được đào theo một hàng với độ sâu là 0,3 m và họ đã tìm thấy khoáng andersine ở cùng độ sâu ở tất cả các hố.
Như đã nhìn thấy trước đây về loại andersine được cho là có nguồn gốc từ Tây Tạng, tất cả các khoáng vật dạng thô thường xuất hiện dưới dạng các đá cuội bị nước mài mòn và có màu từ đỏ nhạt đến đậm, một số viên còn có các vùng màu lục phớt xanh.
Hình 5: Các viên andersine này được thu thập bởi nhóm nghiên cứu tại khu vực Zha Lin (trái, 0,10 – 1,14 g) và Yu Lin Gu (phải, 0,25 – 1,55 g) ở Tây Tạng. Ảnh chụp bởi Robert Weldon.
Tại mỏ Yu Lin Gu, nhóm nghiên cứu tìm thấy andersine nằm rải rác khắp khu vực nón phóng vật (hình 4) trong thung lũng cách Zha Lin ~ 2 km. Có khoảng 200 kg andersine đã được khai thác bởi người dân địa phương kể từ năm 2006, lúc này chưa có tổ chức nào quản lý việc khai khoáng; các khoáng andersine chỉ được thu nhặt khi chúng nằm lộ ra trên bề mặt. Nhóm nghiên cứu đã thu thập được nhiều mẫu khoáng, chúng được tập trung trong phạm vi nhỏ với mật độ khoáng khoảng 4 đến hơn 10 viên khoáng trên một m2. Hầu hết chúng được tìm thấy trên các phần chia cắt thành các nhánh của nón phóng vật và ngoài ra còn có trong các nhánh không liên tục còn hoạt động ở một phía của nón phóng vật. Nhóm nghiên cứu tìm thấy các viên andesine nằm lộ ra trên bề mặt hoặc nằm ngay bên dưới bề mặt trong lớp đất phù sa bời rời nhưng không có viên andesine nào được tìm thấy khi nhóm nghiên cứu đào các hố trong lòng nón phóng vật. Dãy màu và mức độ tròn cạnh của các viên đá này là tương đồng với các khoáng được tìm thấy ở khu vực Zha Lin nhưng phần lớn chúng có màu ít bão hòa hơn (hình 5).
Nhóm nghiên cứu không thể kiểm chứng mỏ Yu Lin Gu có thật sự là nguồn quặng andersine hay không bởi vì họ không tìm thấy mẫu đá nào ở độ sâu tương tự các khu mỏ kia. Tại mỏ Zha Lin, nơi nhóm nghiên cứu phát hiện ra khoáng andersine trong phạm vi các hố đào ngẫu nhiên, trước đây chưa có sự khảo sát thăm dò nào ở các khu vực gần khu vực mỏ vừa được công bố, điều này phù hợp với những gì mà nhóm nghiên cứu mong đợi về mỏ andersine Tây Tạng thực sự. Nguồn đá gốc chứa khoáng andersine không hiện diện trong khu vực này và có lẽ nó được phong hóa xói mòn và tích tụ liên tục tại đây. Kết luận cuối cùng mà nhóm nguyên cứu quan tâm là những thảo luận xung quanh mỏ andersine Tây Tạng, điều này sẽ phụ thuộc vào việc phân tích tại phòng giám định trên các mẫu thu được trong cuộc khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu.
(Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Ahmadjan Abduriyim (ahmadjan@gaaj-zenhokyo.co.jp), Hiệp Hội Đá Quý Nhật Bản – Zenhokyo, Tokyo và Brendan M. Laurs trong Gem News International, quyển G&G Winter 2010)