Ruby lầp đầy thủy tinh chì là nguồn đem lại nhiều lợi nhuận cho ngành công nghiệp trang sức trong nhiều năm qua. Một trong những lý do chính làm cho khoáng vật được lấp đầy này không bền – những thử nghiệm cho thấy khả năng dẫn đến hư hỏng là rất cao khi bị tác động từ các dung môi, thậm chí là dung môi tương đồi nhẹ như nước chanh ép. Những nghiên cứu ban đầu về tính bền vững của loại đá này (xem lại bài viết của S. F. McClure và nhóm nghiên cứu “Xác định và đánh giá tính bền vững của ruby lấp đầy thủy tinh chì”, quyển G&G Spring 2006, trang 22 – 34) cho thấy rằng các dung dịch tẩy rửa trang sức nhanh chóng ăn mòn bề mặt lấp đầy thủy tinh chì. Để ngăn ngừa sự hư hỏng người ta khuyến cáo các thợ kim hoàn nên tháo tất cả các viên ruby xử lý lấp đầy thủy tinh chì ra khỏi các ổ chấu trang sức trước khi nhận làm các công đoạn chỉnh sửa.
Hình 3: Bề ngoài của viên ruby ~6 ct xử lý lấp đầy thủy tinh chì bị hư hỏng do nhúng trong dung dịch tẩy rửa trang sức. Ảnh chụp bởi Shane F.McClure.
Tất nhiên theo khuyến cáo, người thợ trước tiên cần biết là ruby mà họ nhận có bị xử lý bởi phương pháp nêu trên hay không. Thật không may là đôi khi thợ kim hoàn không xem xét đủ cẩn thận hoặc chỉ nghe lời nói từ khách hàng mà không hề có sự kiểm tra lại. Do đó, chắc chắn rằng những thói quen này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khó xử.
Hình 4: Một chất màu đỏ được bôi lên bề mặt các khe nứt có lẽ nhằm mục đích che giấu sự hư hại trên ruby. Quan sát trong phạm vi ~1,1 mm. Ảnh chụp bởi Shane F. McClure.
Một trường hợp như thế được minh họa trong hình 3. Viên ruby ~6 ct được gửi đến phòng giám định Carlsbad do nó đã bị hư hỏng trong quá trình chỉnh sửa trang sức và người thợ kim hoàn muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Mặc dù điều kiện ảnh hưởng chính xác không được cung cấp cụ thể nhưng nhìn vẻ ngoài của viên đá cũng có thể suy đoán rằng nó không được tháo ra khỏi ổ chấu trong quá trình hàn hoặc chấm mối hàn ở các đầu chấu và sau đó được nhúng trong dung dịch tẩy rửa để làm sạch. Đây là qui trình cơ bản thường gặp khi chỉnh sửa, làm sạch nữ trang và hay dẫn đến sự hư hỏng ruby. Tuy nhiên, như những mô tả về dáng vẻ bên ngoài của viên ruby lấp đầy thủy tinh chì ở trên thì chắc chắn đã bị hư hỏng tạo nên sự thay đổi đáng kể vẻ bề ngoài của viên đá và điều này đã làm buồn lòng khách hàng. Trong phạm vi hiểu biết của chúng tôi thì những viên đá này không thể tái xử lý một khi chúng bị hư hỏng; trong trường hợp này, có ai đó đã cố gắng che giấu sự hư hại của viên đá bằng cách bôi một chất màu đỏ (có thể là mực) lên bề mặt với hy vọng nó sẽ ngấm vào các khe nứt (hình 4) để làm giảm bớt sự hiện rõ của các mặt nứt. Nếu họ làm điều này với mục đích đó thì họ đã không thành công. (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Shane F. McClure trong Lab Notes, quyển G&G Winter 2010)