Kim cương nhân tạo kiểu IIb chất lượng quý chứa một ít boron và thường có màu xanh có thể được tạo ra bởi cả phương pháp tăng trưởng HPHT lẫn CVD. Chỗ hỏng mạng liên quan đến Si được xem là đặc điểm chủ yếu nhận diện kim cương nhân tạo CVD. Tuy nhiên phòng giám định ở New York vừa nghiên cứu viên kim cương nhân tạo kiểu IIb tăng trưởng theo phương pháp HPHT nhưng lại có chứa tâm sai hỏng dạng này.
Hình 1: Viên đá tròn, giác cúc màu xanh sặc sỡ nặng 0,30 ct (bên trái) là kim cương nhân tạo HPHT xác định bởi hình dạng thấy trong DiamondView (bên phải). Nó chứa chỗ hỏng liên quan đến Si chỉ thường xảy ra trong kim cương nhân tạo CVD và được cho là kết quả từ xử lý sau tăng trưởng. Ảnh chụp bởi Sood-Oil (Judy) Chia (trái) và Wuyi Wang (phải).
Viên đá hình tròn, giác cúc nặng 0,30 ct (4,43 x 4,33 x 2,67 mm) được phân cấp màu xanh sặc sỡ (hình 1, bên trái). Giống như những kim cương nhân tạo tăng trưởng HPHT khác, nó chứa một số bao thể dạng đầu kim và có màu phân bố không đều dọc theo các vùng tăng trưởng được thấy rõ trong các hình ảnh phát quang từ thiết bị DiamondView (hình 1, bên phải). Thiết bị này chỉ cung cấp hình ảnh thấy được từ đặc điểm bên trong. Phổ hấp thu giữa hồng ngoại cho thấy có sự tập trung boron tương đối cao, điều này phù hợp với màu xanh mạnh. Tuy nhiên phổ phát quang bức xạ PL ở nhiệt độ nitrogen lỏng dùng bức xạ laser 514 nm cho thấy rõ các vạch phát xạ liên quan đến Si. Các đỉnh sắc nét ở 736,7 và 737,0 nm (hình 2) được cho là do chỗ hỏng mạng [Si-V]–, điều đó cũng rất tương ứng với những đặc điểm quan sát được trên kim cương nhân tạo CVD.
Hình 2: Những đỉnh bức xạ sắc nét ở 736,7 và 737,0 nm phát hiện trong phổ PL của kim cương nhân tạo tăng trưởng HPHT nặng 0,30 ct. Chúng được cho là do tâm sai hỏng mạng [Si-V]– tạo nên, tương tự với những đỉnh thấy ở kim cương nhân tạo CVD.
Đây là tài liệu đầu tiên ghi chép về tâm sai hỏng [Si-V]– trong kim cương nhân tạo HPHT. Sự hiện diện của nó một phần rõ ràng là do quá trình xử lý sau tăng trưởng. Trong quá trình xử lý tạp chất Si đang tồn tại có thể kết hợp với những tâm quang học khác như một chỗ khuyết và hình thành tâm sai hỏng [Si-V]–. Như lệ thường cần phải thật cẩn thận trong việc xác định kim cương nhân tạo, đặc biệt là khi có liên quan đến xử lý sau tăng trưởng. (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Kyaw Soe Moe và Wuyi Wang, trong Lab Notes quyển G&G Winter 2010)