Việc tăng trưởng nhiệt dịch của thạch anh nhân tạo trên những tinh thể phôi mầm đã được chuẩn bị trước là một kỹ thuật nhân tạo quan trọng trong suốt những năm 1990. Trong khi amethyst nhân tạo (hình 16) không phải là một bước phát triển mới và đã có một nghiên cứu chi tiết bởi Balitsky và những người khác (2004) so sánh phổ hấp thu hồng ngoại của nhiều mẫu amethyst nhân tạo tăng trưởng từ dung dịch K2CO3 và NH4F với một số viên nhân tạo nhiệt dịch của Trung Quốc và Nhật Bản.
Hình 16: Amethyst nhân tạo, như tinh thể 3,90 g và viên cắt tròn, giác cúc nặng 10,10 ct đã xuất hiện từ những thập niên trước nhưng những tiến bộ mới đây như việc dùng phổ FTIR mới có ích để xác định nó. Ảnh chụp bởi Robert Weldon.
Dãy hấp thu ở ~3595 và 3543 cm-1 có giá trị nhận biết trong việc phân biệt amethyst tự nhiên và nhân tạo (xem bài viết của Karampelas và nhóm nghiên cứu, 2005). Trong khi dãy 3595 cm-1 không thấy trong amethyst nhân tạo, nó lại hiếm khi vắng mặt trong khoáng thiên nhiên, điều đó giới hạn khả năng nhận biết của nó. Khi dãy 3543 cm-1 được thấy trong tăng trưởng amethyst trong dung dịch NH4F gần trung tính (được thể hiện bởi các dãy khác ở 3680, 3664 và 3630 cm-1) thì nguồn gốc nhân tạo đã được khẳng định chắc chắn. Mặc dù dãy hấp thu 3543 cm-1 thường thấy trong nhiều amethyst nhân tạo mục đích thương mại tăng trưởng trong dung dịch kiềm K2CO3 nhưng nó cũng thỉnh thoảng được thấy trong amethyst tự nhiên từ một số ít địa phương. Vì vậy thông thường những đặc tính này không xác định chính xác là có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo trong amethyst nhưng chúng cung cấp bằng chứng hỗ trợ trong việc xác định nguồn gốc (Balitsky và Balitskaya, 2009). Sự kết hợp giữa những quan sát dưới kính hiển vi như các đặc tính tăng trưởng và bao thể sẽ được sử dụng kết hợp với những đặc tính hồng ngoại này để xác định khoáng thiên nhiên hay nhân tạo. (Công Ty TNHH Giám Định Rồng Vàng – SJC lược dịch theo Nathan Renfro, John I. Koivula, Wuyi Wang và Gary Roskin trong phần Synthetic Gem Materials in the 2000s, quyển G&G, Winter 2010)